Trường Sa mãi trong tim người Việt: Nhịp sống Trường Sa
Trên podcast với Shannon Sharpe mới đây, Amber Rose chia sẻ về mối quan hệ với Kanye West trong quá khứ và cách nam rapper 7X kiểm soát cách ăn mặc của mình. Câu chuyện bắt đầu khi nữ người mẫu này được hỏi về cách ăn mặc của Bianca Censori (vợ hiện tại của West) sau màn xuất hiện gây sốc ở Grammy 2025. Người mẫu 41 tuổi bày tỏ: "Chắc chắn Kanye đã cho cô ấy mặc như vậy. Đúng thế, anh ta cũng làm điều tương tự như vậy với tôi và Kim Kardashian. Đó là con người anh ta". Cô giải thích: "Anh ta muốn những người đàn ông khác thèm muốn người phụ nữ của anh ta. Anh ta thích điều đó… Anh ta muốn khi bước vào một không gian nào đó, bạn gái hay vợ anh ta là người đáng khao khát nhất". Amber Rose cũng thừa nhận bản thân từng ăn mặc hở hang vì đó là điều Kanye West thích và cô muốn làm hài lòng người đàn ông của mình. "Tôi từng ghét điều đó nên tôi thường nổi loạn khi anh ấy không ở nhà. Tôi thường mặc quần nỉ với một đôi giày Jordan, có thể là một chiếc mũ lưỡi trai hoặc thứ gì đó. Tôi rất giản dị", cô thừa nhận. Khi MC nhắc lại lần Amber Rose mặc một chiếc váy xuyên thấu khi đang hẹn hò với Kenye West, cô kể: "Tôi đã khóc, tôi nhớ mình đã khóc. Tôi đã ở Ý hay Paris hoặc nơi nào đó và tôi nhớ mình đã khóc, cãi nhau với anh ta rồi nói rằng tôi không muốn mặc cái thứ chết tiệt này, tôi không muốn mặc nó. Rồi anh ấy nói: 'Em không hiểu đâu, đó là thời trang còn tôi là thiên tài'. Tôi thực sự không muốn mặc nó nhưng cuối cùng tôi đã mặc và rồi mọi người đã 'ăn tươi nuốt sống' tôi trên internet". Người mẫu này cũng nói thêm rằng mình sẽ không chọn mặc những trang phục như thế nữa. Theo Daily Mail, đây không phải lần đầu Amber Rose lên tiếng về chủ đề này. Trong một cuộc trò chuyện vào tháng 3.2024, người mẫu 8X từng nói Kanye West muốn cô ăn mặc thật gợi cảm trong suốt 2 năm họ hẹn hò mặc dù bản thân cô là người "bảo thủ" ngay từ khi còn nhỏ. Nữ người mẫu thừa nhận khi ấy mình còn trẻ và dễ dàng đồng ý làm thế dù đó không phải con người thật của cô. Amber Rose cũng cho biết hình ảnh gợi cảm mà cô bị ép theo đuổi khi hẹn hò với giọng ca Famous vẫn ảnh hưởng đến cô ngay cả sau khi họ chia tay. Trong một cuộc trò chuyện khác hồi 2020, Amber Rose tố Kanye West bắt nạt cô suốt nhiều năm sau khi họ đổ vỡ và làm nhục cô. Người mẫu này nhắc lại việc nam rapper thị phi từng tuyên bố mình đã tắm 30 lần sau khi ở bên Rose. Thậm chí, ngôi sao 7X còn gọi bạn gái cũ là "gái mại dâm". Về việc kết thúc mối quan hệ sau hai năm, cô cho biết: "Đó không phải là mẫu người tôi thích. Đó không phải là mẫu người thực tế, dễ gần với tôi. Tôi thích những người dễ gần. Tôi thích những người nhân hậu. Tôi không thích trả thù. Tôi đã được đề nghị xuất bản sách để nói về anh ấy và chỉ nói về những điều hoang dã. Nhưng tôi không muốn kiếm tiền từ những thứ như thế".Ngoài chia sẻ từ Amber Rose, truyền thông cũng nhiều lần chỉ ra rằng Kanye West là người thích kiểm soát cách ăn mặc của người phụ nữ bên cạnh mình. Bằng chứng là Julia Fox hay Bianca Censori thường xuyên mặc đồ hở bạo, khoe thân phản cảm mỗi khi xuất hiện cùng Ye. Hồi tháng 2.2025, khi màn khoe thân ở Grammy gây xôn xao dư luận, West thẳng thừng tuyên bố mình có quyền "thống trị" vợ. Rapper này nói bản thân không bắt Censori làm những gì cô không muốn nhưng chắc chắn cô sẽ không thể làm được điều gì nếu không có sự chấp thuận của nam rapper.‘Mình yêu nhau, bình yên thôi’ tập 37: Đông bỏ trốn, bà Giang gồng ‘nợ nóng’
Chiều 12.1, sau kết quả hòa 1 - 1 ở 2 hiệp đấu chính thức trong trận play-off bảng B (vòng loại Duyên hải miền Trung) giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO, 2 đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng và Trường CĐ FPT Polytechnic đã bước vào loạt sút luân lưu cân não.Để có kết quả thắng 5 - 4 sau 6 lượt sút, giúp đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng giành chiếc vé thứ 2 (sau đội ĐH Huế) vào vòng chung kết tại TP.HCM, thủ môn Phan Việt Cường đã góp công đẩy 2 cú sút từ chấm 11 m từ cầu thủ đội Trường CĐ FPT Polytechnic. Đáng chú ý, trong số 2 pha đẩy bóng này, Phan Việt Cường đẩy được cú sút thứ 6 của đội bạn, góp phần ấn định chiến thắng 5 - 4 trong tâm trạng hồi hộp của tất cả cổ động viên trên sân. Cầu thủ sinh năm 2004 này từng tham gia đội trẻ của CLB Huế năm 12 tuổi. Đến 18 tuổi, Phan Việt Cường rời đội trẻ của Huế vì muốn theo một ngành nghề cho tương lai. Cường đang là sinh viên năm thứ 3 ngành Khoa học vận động – Trường ĐH TDTT Đà Nẵng.Cường cũng từng đá cho U.19 Huế, bởi vậy đứng trước trái bóng từ chấm phạt đền, anh rất tự tin."Để đỡ được 2 quả penalty, trong quá trình tập luyện, tôi triển khai tập bắt bóng vào những lúc cuối giờ. Bản thân tôi tự tin khi bắt penalty", cầu thủ mang áo số 1 đội bóng Trường ĐH TDTT Đà Nẵng nói: "Trong quá trình tập luyện và được cọ xát từ nhỏ, tôi có "chai sạn" hơn so các bạn ở lứa tuổi sinh viên. Tôi không bị hiện tượng tâm lý, có khả năng phán đoán tốt và tự tin hết mình…".Lần đầu tiên tham gia giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam và lập công cho đội tuyển, thủ môn Phan Việt Cường cho biết rất vui bởi quá trình tập luyện vất vả của cả đội đã được đền đáp. "Cả đội bóng đã chơi hết mình để giành chiếc vé thứ 2 vào vòng chung kết. Chắc chắn đội sẽ quay lại tập luyện với quyết tâm lớn hơn. Đối với vị trí thủ môn như tôi, tôi sẽ cố gắng chơi hết mình để cống hiến, góp phần mang thành tích tốt nhất về cho Trường ĐH TDTT Đà Nẵng", Phan Việt Cường nói.Như vậy, sau chiến thắng nghẹt thở trước đội bóng Trường CĐ FPT Polytechnic từ chấm phạt đền, đội bóng Trường ĐH TDTT Đà Nẵng đã chính thức giành chiếc vé thứ 2 vào vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III – 2025 cúp THACO.Trước đó, đội ĐH Huế đã giành vé vào chơi ở vòng chung kết sau chiến thắng tối thiểu 1 – 0 trước đội bóng ĐH Duy Tân. Cầu thủ ghi bàn duy nhất trận đấu là Dương Hữu Thái Hoàng (số 10) cũng là "vua phá lưới" vòng loại với 3 bàn thắng và là chủ nhân của giải cầu thủ xuất sắc nhất.
Cổ đông 'ôm cục tức' vì doanh nghiệp nợ cổ tức hàng chục năm
Các đội Indonesia và Thái Lan đều sẽ thiếu vắng nhiều trụ cột trên hàng tấn công ở SEA Games 33 diễn ra cuối năm nay, sau khi Ban tổ chức (BTC) của đại hội thể thao Đông Nam Á thay đổi độ tuổi dành cho các cầu thủ bóng đá nam tham dự SEA Games. Đáng chú ý, Thái Lan sẽ vắng 2 tiền đạo vừa thi đấu rất hay tại AFF Cup 2024, gồm Suphanat Mueanta và Teerasak Poeiphimai. Trong khi đó, Indonesia sẽ không có sự phục vụ của chân sút hay nhất SEA Games 32 năm 2023 Ramadhan Sananta. Những cầu thủ này năm nay vừa đúng 23 tuổi, lố đúng 1 tuổi so với quy định mới.Ngược lại, U.22 Việt Nam gần như sẽ giữ nguyên thành phần mạnh nhất mà chúng ta từng kỳ vọng. Đặc biệt, hàng tấn công của đội bóng trong tay HLV Kim Sang-sik trong những ngày tới đây rất đáng gờm. Những ngôi sao tấn công trong lứa tuổi 22 của bóng đá Việt Nam gồm Đình Bắc, Vĩ Hào, Văn Trường, Quốc Việt, Đức Việt, Thanh Nhàn đều đủ điều kiện tham dự SEA Games 33.Đây cũng là những gương mặt từng thi đấu tốt tại các giải U.23 châu Á 2024 và U.23 Đông Nam Á 2023. Về mặt cá nhân, những cầu thủ này đã chứng minh được năng lực chuyên môn, giàu kinh nghiệm thi đấu quốc tế. Còn về mặt đồng đội, họ ăn ý với nhau, nhờ được cùng nhau thi đấu nhiều giải như đã nêu ở trên.Hàng tấn công của đội tuyển U.22 Việt Nam vừa có thể hình tốt, vừa giàu kỹ thuật. Nhóm các cầu thủ có thể hình tốt trong số này phải kể đến Nguyễn Văn Trường (1,82 m), Bùi Vĩ Hào (1,81 m) và Nguyễn Đình Bắc (1,80 m). Còn nhóm các cầu thủ giàu kỹ thuật có Nguyễn Văn Trường, Nguyễn Quốc Việt, Nguyễn Đức Việt, Nguyễn Đình Bắc.Tốc độ cũng là một điểm mạnh khác nơi hàng tấn công của đội tuyển U.22 Việt Nam hiện nay. Bùi Vĩ Hào, Nguyễn Quốc Việt và Nguyễn Thanh Nhàn nổi tiếng là những cầu thủ có tốc độ xuất phát cao, có thể tăng tốc vượt qua qua đối thủ ở thời điểm đối phương mất tập trung.Từ những nhân sự như thế này, HLV Kim Sang-sik có thể bố trí các phương án tấn công khác nhau cho đội tuyển U.22 Việt Nam. Ông Kim Sang-sik có thể cho các học trò chơi phối hợp nhóm nhỏ, dựa vào kỹ thuật của các cầu thủ. Có thể cho toàn đội chơi bóng dài và bóng bổng, dựa vào thể hình tốt của những cầu thủ tấn công như Văn Trường, Vĩ Hào và Đình Bắc. Ngoài ra, khi cần U.22 Việt Nam có thể khai thác các tình huống cố định. Trong lứa U.22 Việt Nam hiện nay, chúng ta có Khuất Văn Khang là cầu thủ đá phạt rất tốt, anh có thể giúp các pha bóng cố định của đội bóng trong tay HLV Kim Sang-sik nguy hiểm hơn. Ngoài ra, nếu Khuất Văn Khang được trả về đúng vị trí sở trường tiền vệ tấn công, chất kỹ thuật của hàng tấn công đội U.22 Việt Nam sẽ được nâng lên, vì Khuất Văn Khang là dạng cầu thủ giàu kỹ thuật.Chi tiết khác không thể không nhắc đến, tất cả các ngôi sao tấn công của U.22 Việt Nam đều đang chiếm được chỗ đứng nhất định ở CLB mà họ đang khoác áo. Vĩ Hào, Văn Khang dần trở thành trụ cột ở các đội Bình Dương, Thể Công Viettel, Văn Trường, Đình Bắc là quân bài chiến lược tại Hà Nội FC và CLB Công an Hà Nội, Quốc Việt, Đức Việt có suất thi đấu chính thức ở Ninh Bình, còn Thanh Nhàn cũng có được vị trí tương tự ở CLB PVF-CAND. Việc được thi đấu thường xuyên ở sân chơi chuyên nghiệp (V-League, hạng nhất) sẽ giúp cho các cầu thủ giữ được sự ổn định trước SEA Games.
Dừng chân tại một trạm xăng nằm bên quốc lộ 1A, Nguyễn Mai Oanh (28 tuổi), ngụ tại thị trấn Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, cho biết vừa mất khoảng 4 tiếng đồng hồ chạy xe gắn máy từ quê để về lại TP.HCM. Khi đến địa phận H.Bình Chánh, Oanh chạy xe vào trạm xăng để vừa đổ xăng cũng như nghỉ ngơi rồi mới tiếp tục hành trình.
Hoa hậu Bùi Quỳnh Hoa tặng nước ngọt cho bà con bị hạn mặn
Lễ giao thừa hay còn gọi lễ Trừ tịch; trong đó trừ là trao lại chức quan, tịch là ban đêm. Lễ Trừ tịch được cử hành ngay thời khắc giao thừa để tiễn vị thần năm cũ, đón vị thần năm mới. Về mặt tâm lý, đó là lúc các gia đình người Việt chúng ta sẵn sàng gác lại hết những gì đã diễn ra một năm để mở đầu một năm mới với nhiều hy vọng mới.Các chuyên gia văn hóa cho hay, người xưa tin rằng, mỗi năm có một vị Hành khiển coi việc nhân gian. Hết một năm, thần năm cũ bàn giao lại công việc cho vị thần năm mới nên các gia đình có mâm cúng ở ngoài trời để tiễn thần năm cũ và đón thần năm mới về với gia đình.Theo Nhất Thanh trong Đất lề quê thói, có mười hai vị Hành khiển luân phiên nhau mỗi 12 năm kể từ năm Tý đến năm Hợi là, hết lượt lại quay trở lại năm Tý với vị Hành khiển của năm ấy. Người xưa quan niệm, Hành khiển có ông thiện ông ác. Có năm trời ra tai hạn hán lụt lội mất mùa đói kém, hay dịch tễ nguy hại, là do sớ tấu của Hành khiển, trừng phạt vua quan không có nhân chính hay dân ăn ở càn rỡ. Lễ trừ tịch tiễn và đón các vị Hành khiển Phán quan của năm cũ năm mới, đồng thời cầu cúng cả Thành hoàng Bổn cảnh và Thổ địa Thần kỳ.Ý nghĩa của lễ Trừ tịch là gác lại hết những gì đã diễn ra trong năm cũ hay đem bỏ hết đi những điều không may mắn của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Sau khi cúng giao thừa, các gia đình bắt đầu cúng ông Địa (miền Nam) hay Thổ Công (miền Bắc) và chuẩn bị ăn tết.PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, Giảng viên cao cấp Viện Phát triển năng lực lãnh đạo Đại học Quốc gia TP.HCM cho hay, sau khi cúng giao thừa, việc ăn hay chơi giao thừa gần đây mới được nhắc đến. Người Việt xem trọng ngưỡng ban đầu, cho rằng đầu xuôi đuôi lọt nên thời khắc đầu tiên của năm mới (giao thừa) rất được coi trọng, trở thành một cái "ngưỡng" tâm lý và cả góc độ tâm linh. Vào thời khắc này, người Việt có xu hướng tạm gác lại hết mọi bộn bề của cuộc sống, những cái làm được và chưa làm được của năm qua, tạm quên đi vai trò xã hội cá nhân để dành thời gian bên gia đình mình, trong sự cộng cảm giữa thế giới hôm qua (qua hình ảnh ông bà tổ tiên và truyền thống gia đình) và hôm nay (sự đoàn tụ các thành viên gia đình). Trong gia đình những ngày này ngập tràn yêu thương, gắn bó, mối quan hệ ruột thịt.Đây cũng là thời khắc các thành viên trong cùng một gia đình quây quần bên nhau ở thời khắc chuyển giao từ năm cũ qua năm mới, là cơ hội để các thành viên trong gia đình xích lại gần nhau hơn, cảm nhận rõ hơn mối quan hệ giữa mình và các thành viên xung quanh, và hiểu rõ hơn vai trò, trách nhiệm của mình đối với gia đình. Ở các vùng nông thôn trước đây, các gia đình còn có thói quen cùng nhau xem ti vi, kể chuyện, nghe nhạc bên mâm cỗ giao thừa. Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, ngày trước, người Việt đón giao thừa gắn liền với không khí ấm cúng gia đình, ai nấy cũng chờ đợi giao thừa để kéo gần sự cộng cảm giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Từ đó, mọi người có xu hướng đoàn tụ bên gia đình, không đi ra ngoài vào đêm giao thừa. Con cái khi trưởng thành, có gia đình riêng cũng tranh thủ về quê đón tết cùng cha mẹ, cùng nhau đón giao thừa, một mặt tìm kiếm cảm giác ấm cúng, hạnh phúc bên bố mẹ mình, mặt khác cũng muốn tạo dựng những trải nghiệm và ký ức tốt đẹp cho con cái mình. Cứ như vậy, truyền thống được tiếp nối, các thế hệ người Việt Nam lớn lên lại làm theo ký ức tuổi thơ, đến khi làm bố, làm mẹ không quên học hỏi bố mẹ mình để truyền lại cho con. Những ai vì nhiều điều kiện khách quan không thể về đón giao thừa và ăn tết với gia đình, chẳng hạn những người lính ở biên cương - hải đảo, kỹ sư và công nhân làm việc ở công trường, những người đi làm ăn xa xứ và đặc biệt là đang học tập, làm việc ở nước ngoài chắc hẳn sẽ rõ hơn ai hết những thiệt thòi của chính mình.Trong cuộc sống hiện đại, ngoài xã hội có nhiều hoạt động mang tính tương tác cộng đồng như bắn pháo hoa, tổ chức đêm nhạc hội mừng năm mới… Các hoạt động này thu hút một số người trẻ thay vì ở nhà đón giao thừa lại cùng nhau ra phố ngắm pháo hoa hay tham gia vào một buổi nhạc hội với bạn bè.Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Ngọc Thơ nhìn nhận, điều này có thể làm thay đổi về quan niệm đoàn tụ gia đình thời khắc giao thừa, nhưng càng ngày người ta càng chấp nhận nó. Ngày trước, người Việt quan tâm việc cả gia đình phải ở bên nhau trong thời khắc giao thừa, cùng nhau vượt "ngưỡng" trừ tịch, nhưng càng về sau nhiều gia đình cho phép con cái nam nữ thanh niên xuống phố với bạn bè. Có thể nói, không khí đoàn tụ gia đình đêm giao thừa đã mở rộng ra thành một phạm trù rộng lớn hơn: không gian hội tụ và cộng cảm xã hội. Vì vậy, nhiều thanh niên không đón giao thừa ở nhà mà tập trung đông đúc ở trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn để cùng ngắm pháo hoa và đón giao thừa với chúng bạn và những người xung quanh cũng có ý nghĩa của nó, đó là một cảm xúc xã hội được thăng hoa, khi những người trẻ không quen biết xích lại gần như y hệt như một đại gia đình vậy."Đương nhiên việc đón giao thừa ngoài phố không thể nào có được cảm giác thiêng liêng như khi đón giao thừa bên gia đình, nơi cả nhà cùng cảm thụ được sự ấm cúng và hạnh phúc trọn vẹn dưới sự mầu nhiệm của sự chuyển giao đất trời và trong sự kết nối tinh thần với tổ tiên ông bà của nhiều thế hệ trước. Đó cũng chính là lý do nhiều bậc cao niên không muốn cùng con cháu đi du lịch xa nhà trong dịp tết", nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Ngọc Thơ chia sẻ.